Trắng tay vì chọn mua nhà xã hội qua công ty môi giới
Là một chuyên viên bất động sản tại Hà Nội với gần 10 năm kinh nghiệm, anh Phan Hải Dũng cho biết, vài năm trước, nhiều người mua nhà ở xã hội qua trung gian đã bị lừa mất trắng khoản tiền lớn. Nhiều người vì ham giá tốt, mua lúc dự án chưa được phép bán nên đã chấp nhận ký hợp đồng góp vốn thay vì đợi ký hợp đồng mua bán.
Vợ tôi làm kế toán, còn tôi là nhân viên bán hàng. Hàng tháng, tính cả 2 vợ chồng, thu nhập cũng chỉ hơn 10 triệu đồng. Do điều kiện kinh tế sau khi kết hôn còn khó khăn nên vợ chồng tôi ở cùng bố mẹ trong căn nhà tập thể cũ rộng hơn 20m2. Vì cuộc sống chật chội, bất tiện nên năm 2013, sau khi sinh con đầu lòng, chúng tôi bàn nhau tiết kiệm để mua căn nhà ra ở riêng.
Giữa năm 2015, chúng tôi tìm hiểu thông tin về dự án nhà ở xã hội tại Đại Kim, gần nơi chúng tôi đang sống. Sau đó, chúng tôi quyết tâm mua một căn vì thấy diện tích vừa phải, giá cả hợp lý, lại được vay ưu đãi gói 3.000 tỷ. Vì mua nhà lần đầu, không có kinh nghiệm nên lo hồ sơ của mình không tới lượt, chúng tôi mua qua một công ty môi giới mà họ tự giới thiệu là đồng chủ đầu tư. Hơn nữa, tôi cũng thấy yên tâm hơn vì biết giám đốc công ty này lúc đó đang công tác tại một đơn vị thuộc Bộ công an.
Tôi chọn một căn diện tích gần 60m2, giá gốc mỗi m2 xấp xỉ 15 triệu đồng. Tôi mua nhà vào tháng 8, khi ấy, phần móng vừa được xây xong và họ đang bắt đầu lên tầng 1. Tôi ký hợp đồng đặt chỗ hay theo cách họ gọi là hợp đồng góp vốn. Sau đó, tôi phải nộp 173 triệu đồng là 20% giá trị của căn hộ. Họ nói hợp đồng mua bán sẽ được ký sau một tháng và số tiền 173 triệu đồng kia sẽ là tiền góp đợt đầu.
Đến tháng 4/2016, họ trả lời tôi rằng nếu không giải quyết được trong 100 ngày tới thì sẽ trả lại tiền và trả thêm 100 triệu. Sau ngày hẹn, tôi gọi điện thoại thì không liên lạc được, văn phòng của họ thì dán đầy hóa đơn đòi nợ tiền điện, nước… Tôi được biết họ đã chuyển đi và không để lại bất cứ dấu tích gì.Đến cuối tháng 9 nhưng vẫn không thấy họ thông báo ký hợp đồng mua bán, tôi gọi điện hỏi thì người nhận tiền trả lời rằng giữa họ và chủ đầu tư đang có vấn đề và hẹn tôi sang tháng 10. Nhưng từ tháng 10 đến hết năm, lần nào tôi gọi điện hỏi, họ cũng xin lùi lại lần nữa.
Xem Thêm: Top 6 kinh nghiệm cần phải nhớ khi mua đất ở Dĩ An
Đến cuối năm 2016, tôi trình báo vụ việc lên công an thì được biết cũng có gần 40 người khác bị lừa tương tự tôi. Không ít người trong số đó là môi giới bất động sản, thậm chí có người còn mua cả một sàn để đầu tư.
Người trực tiếp ký hợp đồng góp vốn với tôi đã bị bắt, chúng tôi không biết có thể lấy lại được số tiền đã nộp hay không. Đó là tất cả số tiền chúng tôi gom góp được, thậm chí vay mượn thêm. Chúng tôi cũng không dám nói với bố mẹ việc này vì không muốn các cụ nghĩ ngợi. Vì cuộc sống khó khăn nên vợ chồng tôi cũng không dám nghĩ tới việc đẻ thêm con thứ hai.
Cũng may là khi mua nhà, hai vợ chồng tôi đã bàn bạc với nhau nên khi xảy ra chuyện này, chúng tôi vẫn động viên nhau cố gắng.
Là một chuyên viên bất động sản tại Hà Nội với gần 10 năm kinh nghiệm, anh Phan Hải Dũng cho biết, vài năm trước, nhiều người mua nhà ở xã hội qua trung gian đã bị lừa mất trắng khoản tiền lớn. Nhiều người vì ham giá tốt, mua lúc dự án chưa được phép bán nên đã chấp nhận ký hợp đồng góp vốn thay vì đợi ký hợp đồng mua bán. Anh Dũng cho hay, gần đây, kiểu lừa đảo này ít xảy ra hơn do nhà nước đã siết chặt quy định mua bán nhà ở xã hội. Tuy nhiên, để tránh mất tiền oan, người mua cần tìm hiểu kỹ càng về dự án cũng như chủ đầu tư. Chỉ ký hợp đồng mua bán với chủ đầu tư uy tín khi dự án đã xây xong phần móng và được phép bán.
|