Thương mại điện tử – bài toán khó dành cho doanh nghiệp Việt
Sự gia nhập của những nhà đầu tư lớn từ phía Thái Lan hay Nhật Bản vào thị trường Việt Nam hay Những cái tên làm nên thị trường thương mại điện tử (TMĐT) ở Nhật Bản, Malaysia, Indonesia, Ấn Độ… lần lượt vào Việt Nam, tạo nên một cục diện hoàn toàn mới cho TMĐT trong nước.
Thương mại điện tử đang phát triển mạnh mẽ tại Việt Nam với sự ra đời của hàng loạt các doanh nghiệp thương mại điện tử và sự thay đổi của xu hướng kinh doanh. Tuy nhiên nếu nói làm thương mại điện tử là dễ, đó là sự sai lầm. Không thể phủ nhận lợi ích mang lại cho nền kinh tế Việt khi nước ta đang trong giai đoạn mở cửa, nhưng tốc độ phát triển vẫn là một dấu hỏi cho nhiều doanh nghiệp. Đôi khi sự bắt đầu chỉ là theo phong trào. Vậy những sai lầm đó bắt đầu từ đâu, và thương mại điện tử có thật sự dễ như cách mà các doanh nghiệp đã nghĩ.
Thương mại điện tử thất bại từ sản phẩm
Việt Nam được nhận xét là đất nước có tốc độ phát triển nhanh, khi đó tốc độ phát triển internet được đánh giá cao với top 20 các quốc gia trên toàn thế giới. Với số lượng người sử dụng chiếm đến hơn 60% toàn dân số. Và điều đó cũng không khó lý giải khi số lượng người mua sắm trực tuyến đang ngừng tăng cao.
Hiện nay thông tin là nguồn tài nguyên giá trị vì vậy chúng tôi luôn cập nhật nhanh chóng những thông tin mới nhất về trào lưu sống mới, phong cách sống, statup, ý tưởng khởi nghiệp trong ngày? Còn chần chừ gì nữa mà không click vào để mang về những thông tin mới về chứng khoán!
Nhưng một tác hại lớn mà thương mại điện tử mang lại cho người tiêu dùng là sự lừa đảo. Từ ngữ dùng đến nhiều nhất cho những lần mua sắm trực tuyến là sự lừa đảo. Dĩ nhiên không phải tất cả.
Chúng ta dễ dàng bắt gặp những quảng cáo hay, hấp dẫn, hình ảnh bắt mắt về sản phẩm. Nhưng thực tế người sử dụng có được không như chính điều họ mong muốn. Điều đó gây mất lòng tin về những địa điểm họ mong muốn.
Tuy nhiên nếu giữ nguyên hiện trạng sản phẩm, với hình ảnh đúng, thì sự thu hút của khách hàng không cao. Đặc biệt với các sản phẩm thời trang, mỹ phẩm. Khi tâm lý mua hàng truyền thống, chạm được và kiểm tra sản phẩm trước khi mua, của người Việt khó thay đổi.
Kinh doanh nói chung và thương mại điện tử nói riêng để đạt được hiệu quả như mong đợi, các doanh nghiệp cần đảm bảo rằng sản phẩm họ cung cấp đúng sự thật, và chất lượng tốt nhất tới khách hàng. Điều đó tạo nên sự phát triển lâu dài và bền vững.
Thương mại điện tử Việt thiếu đầu tư
Sự phát triển nhanh của thương mại điện tử ở Việt Nam không như những hào nhoáng mà chúng mang lại. Vì thương mại điện tử Việt Nam thiếu sự đầu tư cần thiết, quá trình phát triển đa số là sự phát triển nhỏ lẻ và thiếu chuyên nghiệp.
Đầu tư ở đây không chỉ đầu tư về tiền bạc, mà còn cả sự chăm sóc và một chiến lược phát triển lâu dài. Một điều đơn giản mà các doanh nghiệp nghĩ đến là họ có 1 trang web thương mại điện tử, họ sẽ đưa toàn bộ những sản phẩm họ có và đợi khách hàng tìm đến.
Bạn có biết trên thế giới internet có bao nhiều doanh nghiệp, có bao nhiêu sản phẩm và sự lựa chọn của khách hàng không chỉ dừng lại ở 1. Điều tệ hại hơn là các doanh nghiệp thậm chí không cập nhật mới nội dung trên website của họ. Những lỗ hổng thông tin đã khiến bạn mất nhiều cơ hội làm ăn mà bạn không hề hay biết.
Đầu tư một chiến lược kinh doanh hiệu quả là điều cần thiết. Một web thương mại điện tử cũng giống như trụ sở của doanh nghiệp bạn tại địa điểm nào đó trên bản đồ. Bạn chăm sóc văn phòng mình như thế nào thì hãy bắt đầu xây dựng các chiến lược, định hướng phát triển website của mình như vậy.
Sự nghèo nàn trong phần mềm thiết kế. Các doanh nghiệp Việt có mức đầu tư không nhiều, vì vậy họ luôn muốn tận dụng tối đa lượng nhân lực đang có để có những thiết kế theo ý muốn về thương mại điện tử họ cần. Đây là một quan điểm sai lầm khi những nhân viên của bạn không thật sự có đủ năng lực và kinh nghiệm để thiết kế ra những phần mềm đúng nghiệp vụ mà bạn cần. Hơn thế, đầu tư ban đầu cho thương mại điện tử, đơn giản là một website, không thật sự tốn nhiều như bạn nghĩ. Có thể là 10 triệu hoặc 200 triệu, hoặc nhiều hơn theo nhu cầu của bạn.
Cuộc chơi của những nhà đầu tư nước ngoài
Sự gia nhập của những nhà đầu tư lớn từ phía Thái Lan hay Nhật Bản vào thị trường Việt Nam hay Những cái tên làm nên thị trường thương mại điện tử (TMĐT) ở Nhật Bản, Malaysia, Indonesia, Ấn Độ… lần lượt vào Việt Nam, tạo nên một cục diện hoàn toàn mới cho TMĐT trong nước.
Tốc độ phát triển của thương mại điện tử ở Việt Nam tăng lên là điều tất nhiên, và sức cạnh tranh cũng theo đà. Vốn đầu tư nhiều hơn, kinh nghiệm phong phú hơn, không chỉ thương mại điện tử trong nước cần thay đổi, mà sản xuất trong nước cũng đứng trước nguy cơ mất thị trường. Tuy nhiên cũng không thể phủ định những mặt lợi mà sự đầu tư này mang lại.
Hồ sơ Doanh Nghiệp |
Chính sách Kinh Tế |
Thông Tin Khởi Nghiệp |
Tin Tức Giáo dục |
Nhân vật Nổi Tiếng |
BUSINESS – CỔNG THÔNG TIN VỀ VẤN ĐỀ KINH DOANH , THƯƠNG MẠI, KHỞI NGHIỆP MỚI NHẤT, GƯƠNG MẶT DOANH NHÂN VÀ NHỮNG BÀI HỌC TRONG THỰC TIỄN QUẢN TRỊ CỦA DOANH NHÂN
BUSINESS BY THIENMY.COM – THÔNG TIN KINH DOANH – KHỞI NGHIỆP – MARKETING – DOANH NHÂN