“Thay máu” cho hệ thống người lao động
Công ty hợp nhất, cơ cấu lại hay thay đổi người quản lý dễ khiến một số nhân viên mất việc làm. Do vậy, người lao động nên có sự chuẩn bị để tránh rơi vào tình trạng “nước đến chân mới nhảy”
Suốt nhiều năm công tác tại công ty, chị Q., trợ lý tổng giám đốc (TGĐ) Công ty CP SX Bao bì S., được đánh giá là một nhân viên có năng lực, từng đạt được nhiều danh hiệu thi đua trong công ty. Mới đây công ty thay đổi TGĐ và công việc của chị cũng bị thay đổi theo. Chị nhận được quyết định thôi chức trợ lý và được thuyên chuyển đi nhiều bộ phận trong công ty kèm theo mức lương giảm đáng kể.
Bỗng dưng mất việc
- Nhà Tuyển Dụng đang tìm kiếm những ứng viên cần Việc Làm và mong muốn tìm được Việc Làm Nhanh, đừng bỏ lỡ cơ hội!
Không bằng lòng với sự thuyên chuyển công tác và giảm lương không rõ nguyên do, chị Q. làm đơn khiếu nại thì được trả lời do công ty thay đổi cơ cấu tổ chức nên chị không còn phù hợp với tiêu chí phát triển hiện tại của TGĐ mới. Kết quả, chị Q. buộc phải nghỉ việc vì công ty không thỏa mãn được mức lương và công việc mà chị đề nghị.
Nhân viên nên chủ động tìm kiếm một công việc mới trước khi quá muộn. (Ảnh chỉ có tính minh họa)
Cách đây ít lâu, anh P., trưởng phòng kinh doanh – tiếp thị của một công ty bất động sản, được phòng hành chính – nhân sự gọi lên thông báo công ty sẽ chấm dứt hợp đồng lao động (HĐLĐ) với anh. Chưa hết bất ngờ với thông báo của công ty, 2 ngày sau anh nhận được quyết định thôi việc và bản chiết tính thanh toán các khoản công ty sẽ trả cho anh vì đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái luật. “Trước giờ tôi luôn hoàn thành tốt công việc của mình, tôi cũng chưa hề vi phạm kỷ luật lao động, vậy mà bỗng dưng bị mất việc mà không có lý do chính đáng. Dù đã nhận được khoản tiền đền bù vi phạm hợp đồng của công ty nhưng tôi vẫn cảm thấy rất sốc”. Sau khi nghỉ việc, anh P. mới biết công ty sát nhập với tổng công ty nên cơ cấu lại nhân sự để phù hợp với bộ máy hoạt động mới.
- Những tin tức Viec Lam và Việc Làm 24h được Mangvieclam.com cập nhật liên tục, tham khảo ngay!
Dưới thời trưởng phòng cũ, chị H., nhân viên phòng tổ chức – hành chính của một công ty thương mại, làm không hết việc. Dù việc nhiều nhưng do khéo sắp xếp nên chị luôn hoàn thành công việc được giao, được trưởng phòng đánh giá cao và xem chị là trợ thủ đắc lực. Nhưng kể từ khi thay trưởng phòng mới, công việc của chị bỗng ít đi, chị trở nên nhàn hạ một cách khó hiểu. Không được phân việc để làm nhưng đến khi bình bầu thi đua chị luôn bị sếp đánh giá là không hoàn thành nhiệm vụ. Sau nhiều lần đấu tranh mà không có kết quả, chị đành ngậm ngùi viết đơn xin thôi việc.
Nên chủ động “phòng bị”
Bà Nguyễn Thùy Linh, chuyên viên tư vấn nhân sự một website việc làm, nhận định: Vấn đề “thay máu” nhân sự là điều diễn ra khá phổ biến trong hoạt động của DN. Khi DN thay đổi cơ cấu tổ chức, bộ phận quản lý, tiêu chí kinh doanh hay đơn giản chỉ là thay đổi cách nhìn, chính sách đãi ngộ, cắt giảm nhân sự… cũng khiến một số nhân viên có khả năng mất việc làm. “Trước khi cắt giảm nhân sự, thông thường DN sẽ có những biểu hiện khác lạ đối với những người lọt vào tầm ngắm, nếu tinh ý có thể nhận ra được. Chẳng hạn nhân viên đó bỗng dưng bị điều chuyển công tác đến nơi không phù hợp, bị đối xử hà khắc, không cho tiếp cận những cơ hội phát triển nghề nghiệp, không được sếp giao cho những công việc quan trọng như trước hoặc bị sếp săm soi từng li từng tí…”- bà Linh chia sẻ.
Đồng ý với ý kiến trên, ông Hoàng Viết Nhân, giám đốc nhân sự Công ty LD Lucky Star, cho rằng: Sếp là người nắm trong tay “quyền sinh, quyền sát” đối với tất cả nhân viên. Chính vì vậy, một khi đã thấy không còn “ưa mắt” thì dù nhân viên không có lỗi họ cũng tìm mọi cách để loại bỏ. Vì vậy, hãy quan sát những dấu hiệu từ sếp để bạn luôn có sự chủ động trong công việc của mình, tránh rơi vào tình trạng bị động.
Hãy xem thêm những công việc đang tuyển sau đây:
Truy cập để xem nhiều hơn tại MangViecLam.com – Kết Nối Sự Nghiệp, Tuyển Dụng, Kiếm Tìm Việc Nhanh 24H Hotline: (028) 2222 2236 / (08) 2266 3636 / (08) 2268 3636