Sự khác biệt của nghề môi giới bất động sản ở nhiều nước trên thế giới
Ngoài ra, một điểm khác biệt trong nghề môi giới bất động sản tại nước ta so với nhiều nơi trên thế giới còn nằm ở yếu tố bằng cấp và kiến thức. Việc đòi hỏi các cá nhân hành nghề môi giới phải có giấy phép hay thẻ hành nghề cũng như trình độ từ đại học trở lên vẫn còn nằm trong vòng tranh luận chứ chưa được chính thức tại Việt Nam. Trong khi đó, những điều luật này đã có từ lâu tại nước ngoài.
Khác với ở Việt Nam, nghề môi giới bất động sản tại những nước phát triển có yêu cầu rất cao về trình độ, bằng cấp và rất được xem trọng.
Tại Việt Nam, khái niệm giữa “cò đất” và môi giới bất động sản vẫn còn khá nhập nhằng, thiếu rõ ràng. Hầu hết khi nhắc tới cụm từ “môi giới bất động sản”, đa số đều sẽ liên tưởng ngay đến “cò đất”. Song, trong thực tế, đây là một nghề nghiệp rất được xem trọng tại những nước phát triển, có những yêu cầu và đòi hỏi rất cao cũng như những quy định khắt khe đi cùng dành cho người làm trong lĩnh vực này. CỤ thể như thế nào, hãy cùng tìm hiểu ngay trong bài viết này nhé!
Sự khác biệt trong nghề môi giới bất động sản tại Việt Nam và trên thế giới
Nghề môi giới bất động sản đã xuất hiện từ khá lâu tại những nước phát triển như Mỹ, Hàn, Nhật, Úc,… Tại những nước này, hầu hết tất cả giao dịch bất động sản dù là của tổ chức hay cá nhận đều phải được thực hiện tại các trung tâm, văn phòng môi giới bất động sản. Những người nhân viên môi giới làm việc tại đây được toàn quyền tư vấn, thuyết phục, chốt hợp đồng,…nhưng tuyệt đối họ không có quyền bóp méo thông tin về bất động sản, không được tự ý nâng hoặc hạ giá theo ý để trục lợi. Nhân viên môi giới bất động sản tại nước ngoài để có thể được hành nghề hợp pháp đều phải trải qua các khóa học, đào tạo và thi cử nghiêm túc mới được cấp giấy phép hoạt động và vẫn phải thi lại nếu giấy phép hết hạn. Nói cách khác, đây là một nghề nghiêm túc và rất được xem trọng tại nước ngoài, điều này giúp đảm bảo quyền lợi của khách hàng tối đa cũng như giúp người làm nghề môi giới có thể trụ vững và sống tốt với nghề.
Trong khi đó tại Việt Nam, quy trình quản lý môi giới bất động sản vẫn còn khá lỏng lẻo và chưa rõ ràng. Hầu hết nhân viên môi giới tại trong nước đều chưa thực sự có kiến thức sâu rộng về thị trường hay được đào tạo bài bản để hành nghề. Bản thân nhiều người khi làm nghề này cũng chưa có một nhận định, ý thức nhất định cho nghề nghiệp mà đa phần là do rẽ nghề, do người quen rủ rê, do bị hấp dẫn bởi mức thu nhập khủng có thể đạt được,…Hầu hết những người làm nghề này tại Việt Nam cũng thường bỏ nghề sau một thời gian do lương cứng thấp, không bán được nhà,…
Ngoài ra, một điểm khác biệt trong nghề môi giới bất động sản tại nước ta so với nhiều nơi trên thế giới còn nằm ở yếu tố bằng cấp và kiến thức. Việc đòi hỏi các cá nhân hành nghề môi giới phải có giấy phép hay thẻ hành nghề cũng như trình độ từ đại học trở lên vẫn còn nằm trong vòng tranh luận chứ chưa được chính thức tại Việt Nam. Trong khi đó, những điều luật này đã có từ lâu tại nước ngoài.
Có thể thấy rằng, nghề môi giới bất động sản tại Việt Nam vẫn chưa có những quy định thật sự rõ ràng cũng như cơ chế quản lý vẫn còn khá lỏng lẻo. Từ đó ảnh hưởng ít nhiều đến chất lượng nhân sự cũng như quyền lợi của khách hàng. Hy vọng trong tương lai, nước ta sẽ có những thay đổi đáng kể giúp cho bức tranh nghề môi giới trở nên tươi sáng và chuyên nghiệp hơn trong mắt bạn bè quốc tế.