Nếu như một ngày bạn “chán” công việc của mình ?
Tình trạng “chán việc” đã là chuyện không của riêng ai. Những triệu chứng các bạn có thể bắt gặp tại các công ty như Thứ 2 buồn chán (Blue Monday) và Ơn giời thứ 6 đây rồi (TGIF). Không chỉ những người đi làm lâu mắc chứng này mà những bạn mới ra trường cũng thường xuyên “chán cơ quan – ngán công việc”.
Trước đây tôi từng làm mảng content cho một công ty thương mại điện tử. Sau 2 tháng làm việc, một đồng nghiệp kể với tôi rằng trong năm qua đã chuyển việc đến 5 lần, cứ tầm 2-3 tháng làm việc là chán. Lúc mới bắt đầu công việc thì bạn hăng hái, nhiệt tình làm dù có lúc phải tăng ca hết một tuần. Bạn ấy bỏ việc vì cảm thấy công việc cứ lặp đi lặp lại, chẳng có sự phát triển. Tuy nhiên, sau khi xin được việc ở công ty khác, chưa đầy 1 tháng bạn ấy cũng xin nghỉ luôn, đơn giản là chán việc.
Nhiều bạn bè tôi làm nhân sự than rằng: “Nhân sự công ty cứ ra vào liên tục. Chỉ vài tháng là thấy nhân viên chẳng còn hứng thú với công việc. Họ làm bất kỳ việc gì dù là việc cũ cũng cảm thấy mệt mỏi. Vì thế nên cuối cùng họ viết đơn xin nghỉ vì quá chán việc.
Chúng tôi là chuyên trang về tư vấn tìm việc làm và tuyển nhân viên giỏi cho các công ty, hãy đến với chúng tôi để tìm việc làm thêm hay muốn đăng tin tuyển dụng
Nhiều người lý giải sở dĩ chán việc vì nhiều ý tưởng hay của bản thân khi trình bày lên cấp trên đều bị bác bỏ, trong khi lúc đầu công ty hứa hẹn sẽ tạo môi trường phát triển. Nhiều lần bị từ chối nên đâm ra nản chí, không còn động lực làm việc, muốn tìm một công ty khác để có thể thỏa sức sáng tạo, làm những điều mình thích. Tuy nhiên, có những người sẽ nghĩ rằng bản thân không phù hợp với công việc và sau đó rẽ sang một lĩnh vực khác.
Chán việc nhưng không được giải tỏa, sẽ dẫn đến tình trạng như thường xuyên cáu gắt, không muốn trò chuyện với đồng nghiệp, cố tình bỏ ngoài tai lời của sếp, trễ deadline, ảnh hưởng đến hiệu quả làm việc nhóm.
Với cá nhân tôi, thú thật có lúc tôi chẳng còn hứng thú với công việc, suốt ngày cứ quanh đi quẩn lại với việc làm báo cáo, tư vấn khách hàng… Nhưng những lúc đó, tôi tự tìm niềm vui trong công việc bằng cách tìm sự hỗ trợ từ đồng nghiệp và ngược lại tôi cũng làm những việc khác. Hỗ trợ qua lại với các đồng nghiệp, tôi biết thêm nhiều điều mới, không còn gò bó với những việc phải làm hàng ngày.
Xem Thêm: Top 5 kinh nghiệm hay dành cho người đi xin việc ở công ty nước ngoài
Có những đợt chán việc cực độ, tôi xin phép nghỉ 2 ngày và để nghỉ ngơi, giúp cơ thể thăng bằng. Sau đó suy xét nghiêm túc để tìm ra nguyên nhân khiến mình chán việc cũng như phải định hướng lại xem công việc hiện tại có phù hợp với năng lực, sở thích của bản thân. Cuối cùng đưa ra giải pháp phù hợp để chấm dứt tình trạng này.
Chắc chắn ai cũng từng trải qua giai đoạn chán việc, nhưng mấy ai vượt qua được? Lời khuyên của tôi dành cho các bạn là “chán việc đừng nên nghỉ việc”. Bởi khi thay đổi môi trường làm việc, đồng nghĩa với việc bạn phải cố gắng hòa nhập và bắt đầu lại. Nếu chán việc chỉ là nhất thời, hãy xóa bỏ nó và “refresh” lại bản thân và công việc. Chúc các bạn thành công trên con đường mình đã chọn.