Điểm mặt những thương hiệu còn mãi với thời gian
So với nhiều thương hiệu có tên tuổi của đất Sài Gòn xưa, Vinabico có thâm niên ngắn hơn vì chỉ mới xây dựng từ năm 1974. Thế nhưng “con thiên nga Vinabico” vẫn được người ta nhớ vì cái tên doanh nghiệp là “Việt Nam bánh kẹo công ty” mà ông Trương Hy – người sáng lập – đặt như sự khẳng định năng lực sản xuất và chất lượng hàng Việt Nam.
Có thể nói Sài Gòn là cái nôi, nơi sản sinh rất nhiều thương hiệu Việt. Trải qua nhiều biến cố lịch sử, nhiều thương hiệu đã mất đi hoặc bị thâu tóm, sóng sau đùa sóng trước, rồi lại nảy nòi những thương hiệu mới. Nhưng dù có mất đi hay còn tồn tại, thay tên, đổi chủ, những dấu ấn thương hiệu cũ, mới vẫn đọng lại với những bài học luôn còn nguyên giá trị trong công cuộc hội nhập kinh tế hiện nay.
Cho dù hiện nay có rất nhiều thương hiệu nổi tiếng, hàng chất lượng cao, nhưng những bậc cao niên sinh sống ở Sài Gòn cho đến nay vẫn nhắc hoài xà bông Cô Ba, kem Hynos, kem Perlon, nước tương Nam Dương Con Mèo Đen, nước mắm Liên Thành, càri Việt Ấn…
Những thương hiệu có xuất thân từ Sài Gòn một thời nổi tiếng khắp cả nước ấy, có thương hiệu được tiếp nối sản xuất đến bây giờ, có thương hiệu đã đi vào dĩ vãng, chỉ còn trong ký ức người cao tuổi và những hình ảnh còn lưu lại.
- Việc Làm 24h sẽ là kho tàng Việc Làm dành cho bạn. Tại đây, các thông tin Tuyển Dụng sẽ được upload và cập nhật liên tục, sẽ hỗ trợ hiệu quả cho bạn có thể tìm được việc một cách nhanh chóng.
Hiện vật của hãng xà bông Trương Văn Bền |
Vì sao người tiêu dùng nhớ
Ông Nguyễn Văn Đắc, 73 tuổi, hiện sống ở đường Cách Mạng Tháng Tám, quận Tân Bình vẫn cứ yêu cầu con cháu mình mua nước mắm là phải hiệu Liên Thành, còn nước tương phải đúng Con Mèo Đen. Các con ông cho biết, năm xảy ra vụ những sản phẩm nước tương có chứa chất 3-MCPD bị người tiêu dùng từ chối, ông Đắc vẫn một mực không đổi sang ăn nước tương hiệu khác.
Mỗi ngày, ông theo dõi thời sự, xem xí nghiệp Nam Dương thay đổi công nghệ thế nào. Ông bào chữa thay cho nhà sản xuất “vì chất 3-MCPD là một phát hiện mới của khoa học, chứ họ vẫn sản xuất nước tương chất lượng, họ biết mình tin dùng thì họ sẽ thay đổi công nghệ để sản xuất cho phù hợp tiêu chuẩn chất lượng mới thôi”.
Ở đây, bài học quý giá là khi xây dựng được niềm tin, sẽ có sự chung thuỷ nơi người tiêu dùng.
Giữa hàng trăm nhãn hiệu xà bông, mỹ phẩm ngoại nhập hay được sản xuất sau này, một số thương hiệu Việt Nam vẫn tiêu thụ được. Xà bông Cô Ba (nay đã thuộc sở hữu nước ngoài) vẫn được bán sỉ trong chợ Kim Biên và bán lẻ ở một số chợ tại TP.HCM.
Năm 1930, hãng xà bông Trương Văn Bền được thành lập tại khu vực chợ Kim Biên bây giờ. Nhiều người nói ông Trương Văn Bền sản xuất xà bông Cô Ba từ dừa, nhưng quan trọng là công thức sản xuất của ông tạo nên xà bông có mùi thơm không lẫn lộn với hiệu khác và khiến người ta không cần nhìn, chỉ nghe mùi đã biết đó là xà bông Cô Ba của hãng Trương Văn Bền.
- Để tìm được Việc Làm Nhanh chóng, rất nhiều người khá hấp tấp tìm kiếm trên những trang web không rõ ràng, dẫn đến việc bị lừa đảo. Nhưng với website tìm Viec Lam của chúng tôi, chúng tôi sẽ đảm bảo cho bạn về tính trung thực và chất lượng của từng thông tin.
Thế nhưng, tiểu thương cho rằng xà bông Cô Ba để lại ấn tượng lâu bền chính là gương mặt người phụ nữ Việt Nam phúc hậu in trên bao bì, nên thuở xưa khi xà bông Cô Ba – xà bông thơm đầu tiên của Việt Nam ra đời, Cô Ba gần gũi đã đánh bạt xà bông thơm của Pháp, nhập cảng từ Marseille nhờ phẩm chất tốt, giá thấp, thậm chí còn xuất sang Hương Cảng, qua châu Phi và Tân Đảo.
Và cái gì ban đầu tạo ấn tượng mạnh mẽ thì khiến người ta nhớ lâu và chưa muốn quên.
Sài Gòn, nơi đất lành chim đậu, dân tứ xứ đổ về mang theo ý chí lập nghiệp, làm nảy nòi những thương hiệu cha truyền, con nối. Những người sống ở khu vực Chợ Lớn rất quen với hiệu giày Long Thành có trên 50 năm.
Ông Trần Văn Sái, rời Hà Nam di cư vào Sài Gòn, làm nghề sửa, ráp xe, tình cơ ông gặp người anh con bác ruột làm nghề thợ giày nên theo học. Rành nghề, ông mở tiệm năm 1939 và chăm chỉ lập nghiệp bằng nghề làm giày.
Cụ bà Bùi Thị Thơ đã cùng các con chung tay bồi đắp cho cơ sở giày dép da Long Thành. Ông Trần Hữu Thành tiếp quản sự nghiệp từ cha mẹ, đã lập tức đăng ký nhãn hiệu độc quyền nhằm bảo vệ thương hiệu. Nay ông Thành đã mở rộng mạng lưới tiêu thụ ra nhiều tỉnh, thành.
Một thương hiệu “cha truyền con nối” khác rất quen thuộc vời các bà nội trợ là càri Việt Ấn. Ông Châu Tư tức Chu Vinh Cơ và gia đình nhà họ Châu đã tìm tòi những cây hương liệu quý để sản xuất bột càri, ngũ vị hương, bột hồi, quế, nghệ, bột điều màu… và sáng lập ra một cơ sở sản xuất gia vị Việt Ấn – VIANCO vào năm 1958.
Sau năm 1975, xưởng sản xuất có tạm ngưng và bắt đầu hoạt động lại vào năm 1985 với nhiều khó khăn ban đầu vì thương hiệu bị lãng quên sau một thời gian. Sau đó ba năm, Việt Ấn đã hợp tác liên doanh với công ty Chinavico (của Úc) và thành lập xí nghiệp liên doanh VIANCO. VIANCO phát triển thêm nhiều nhóm sản sản phẩm, đặc biệt, nhiều gia vị có chứa tinh dầu tốt cho sức khoẻ.
Càri Việt Ấn được người tiêu dùng “mẹ truyền con nối”. Bà mẹ dùng càri Việt Ấn rồi truyền tình yêu gia vị đó cho con gái, hay con dâu. Gia vị truyền thống của VIANCO vẫn tràn đầy sức sống trong thời đại mới. Hiện nay, ông Châu Thinh Lân, con út ông Châu Tư, đang nhận lấy trách nhiệm phát triển liên doanh VIANCO.
Chuyện xưa nhưng thời sự nay
Cuộc vận động “Người Việt Nam dùng hàng Việt Nam” không phải mới mấy năm gần đây. Thế hệ doanh nhân xưa đã ý thức tinh thần này qua cái tên họ đặt cho công ty hay qua những chương trình quảng bá.
Với doanh nhân Trương Văn Bền, khi đã định hình được tên tuổi sản phẩm và thị trường tiêu dùng, ông đặc biệt chú trọng vào khâu quảng cáo, khuếch trương thương hiệu. Những người sinh sống lâu năm ở Sài Gòn nhớ trong suốt thời gian dài hầu hết báo chí thời đó đều đăng mục quảng cáo “Người Việt Nam nên xài xà bông Việt Nam” của hãng Xà bông Trương Văn Bền.
So với nhiều thương hiệu có tên tuổi của đất Sài Gòn xưa, Vinabico có thâm niên ngắn hơn vì chỉ mới xây dựng từ năm 1974. Thế nhưng “con thiên nga Vinabico” vẫn được người ta nhớ vì cái tên doanh nghiệp là “Việt Nam bánh kẹo công ty” mà ông Trương Hy – người sáng lập – đặt như sự khẳng định năng lực sản xuất và chất lượng hàng Việt Nam.
Khi ông bàn giao công ty cho Nhà nước vào năm 1978, đã có ý kiến thay đổi tên công ty. Nếu ông Nguyễn Văn Khá, giám đốc công ty lúc đó không kiên quyết thuyết phục giữ lại tên thì chưa chắc công ty phát triển và khi liên doanh với tập đoàn Kotobuki (Nhật), đối tác đã thừa nhận thương hiệu Vinabico không thể mất trong liên doanh.
Sau này, mỗi thương hiệu dù có lối đi riêng để tồn tại và phát triển, nhưng giá trị vô hình của hai chữ Việt Nam là điều đáng để nhớ trong xây dựng thương hiệu.
Hãy xem thêm những công việc đang tuyển sau đây:
Truy cập để xem nhiều hơn tại MangViecLam.com – Kết Nối Sự Nghiệp, Tuyển Dụng, Kiếm Tìm Việc Nhanh 24H
Hotline: (028) 2222 2236 / (08) 2266 3636 / (08) 2268 3636