Quy trình mua bán nhà đất dân bất động sản phải ghi nhớ thật kỹ
Việc đặt cọc có thể thực hiện ở văn phòng công chứng hoặc đặt cọc giữa hai bên và có người làm chứng. Nội dung đặt cọc gồm những thông tin như họ tên, hộ khẩu thường trú, chứng minh nhân dân, số tiền đặt cọc, thông tin mô tả về nhà đất, các đợt thanh toán tiền tiếp theo, hình thức thanh toán, thời điểm hai bên ký hợp đồng mua bán và ký xác nhận của hai bên
Mua bán nhà đất là giao dịch có giá trị lớn, vì vậy phải tuân theo một quy trình thống nhất nhất định để đảm bảo quyền lợi của cả đôi bên. Một số người khi mua hoặc bán nhà đã bỏ qua một vài bước cơ bản nên về sau, khi có rủi ro xảy ra, thì không được giải quyết thỏa đáng. Đừng xem nhẹ quy trình này, vì đôi khi chính nó sẽ giúp bạn giải quyết những rủi ro đấy. Vậy, quy trình mua bán nhà đất như thế nào hợp lý.
Bước 1: Đặt cọc
Đây được xem là thủ tục bắt buộc và là điều kiện tiên quyết đầu tiên làm tiền đề tiến tới những giai đoạn sau.
Để nắm bất kịp thời tình hình giá mua bán nhà đất hiện nay hãy đến với chúng tối. Nơi cập nhật các thông tìn về các nhà phố muốn mua bán nhà, hay thông tin mua bán nhà đất bình dương uy tín nhất hiện nay
Đặt cọc là hình thức người mua sẽ đưa cho người bán hiện vật hoặc hiện kim để thể hiện sự chắc chắn muốn mua ngôi nhà hoặc mảnh đất đó, và phải có giấy biên nhận tiền rõ ràng. Thông thường, giá trị đặt cọc sẽ giao động từ 10 – 15% giá trị căn nhà hoặc mảnh đất cần mua, tùy theo sự thỏa thuận của hai bên.
Xem Thêm: Top 8 cách kiếm tiền hiệu quả trong ngành bất động sản
Việc đặt cọc có thể thực hiện ở văn phòng công chứng hoặc đặt cọc giữa hai bên và có người làm chứng. Nội dung đặt cọc gồm những thông tin như họ tên, hộ khẩu thường trú, chứng minh nhân dân, số tiền đặt cọc, thông tin mô tả về nhà đất, các đợt thanh toán tiền tiếp theo, hình thức thanh toán, thời điểm hai bên ký hợp đồng mua bán và ký xác nhận của hai bên
Ngoài ra, trong giấy xác nhận đặt cọc phải có thông tin vợ hoặc chồng, đồng sở hữu với người bán nếu có. Trong trường hợp người bán chưa kết hôn, cần phải có giấy xác nhận độc thân tại nơi cư trú.
Trong trường hợp ly hôn, cần có giấy chứng nhận ly hôn và xác nhận phân chia tài sản, trường hợp nhận thừa có phải có di chúc rõ ràng.
Bước 2: Ký hợp đồng mua bán
Sau khi hoàn tất việc đặt cọc, hai bên cần đến văn phòng công chứng địa phương để làm thủ tục công chứng hợp đồng mua bán.
Mẫu hợp đồng mua bán được nhà nước soạn sẵn và phải chuẩn bị đầy đủ những giấy tờ sau:
Các giấy tờ bên bán cần chuẩn bị:
– Bản gốc CMT + 04 bản phô tô công chứng (của vợ và chồng hoặc những người đồng sở hữu khác)
– Bản gốc Hộ Khẩu Thường trú + 04 bản phô tô công chứng (của vợ và chồng hoặc những người đồng sở hữu khác)
– Bản gốc giấy đăng ký kết hôn + 04 bản phô tô công chứng (nếu bên sở hữu là vợ và chồng)
– Giấy chứng nhận quyền sử dụng nhà đất bán (sổ hồng hoặc sổ đỏ)
Các giấy tờ bên mua cần phải chuẩn bị:
– Bản gốc CMT + 04 bản phô tô công chứng
– Bản gốc Hộ Khẩu Thường trú + 04 bản phô tô công chứng
Bước 3: Nộp thuế thu nhập cá nhân và sang tên sổ đỏ
Đây được xem là bước quan trọng để chắc chắn rằng mảnh đất hoặc căn nhà thuộc quyền sở hữu của bạn.
Các khoản chi phí + thuế, phí và lệ phí mua bán nhà đất gồm thuế thu nhập cá nhân, thuế trước bạn, lệ phí địa chính, lệ phí thẩm định hồ sơ.
Đối với thủ tục sang tên sổ đỏ, bạn cần thực hiện đúng những bước sau:
– Kê khai thuế TNCN
– Nộp thuế TNCN tại kho bạc Nhà nước.
– Lấy giấy xác nhận đã thực hiện nghĩa vụ đóng thuế.
– Mang hồ sơ lên phòng địa chính để nộp và chuyển tên người sở hữu.
Mua bán nhà đất không đơn giản như việc đi chợ mua mớ rau, mà nó phải được thực hiện theo một quy trình chuẩn mực và khoa học để bảo vệ quyền lợi của cả đôi bên. Đừng bỏ qua bất cứ bước nào khi mua bán nhà đất bạn nhé.