5 bài học tiếp thị từ cuộc chạy đua của tổng thống của Donald Trump
Trump hiện thân cho cách kinh doanh táo bạo, không khoan nhượng. Ông không hạ mình nói lời xin lỗi. Ông tiếp tục tiến lên phía trước và tiếp cận thương vụ kế tiếp. Có điều gì đó mới mẻ trong cách làm này, nhưng không phải mọi thương hiệu đều có thể làm được.
Donald Trump đã tham gia chiến dịch trở thành ứng viên số một được Đảng Cộng hòa đề cử tham gia tranh cử tổng thống Mỹ. Dù bạn có đồng ý với ông ấy hay không, thì không thể phủ nhận rằng sự ứng cử của ông có sức mạnh đặc biệt trong cuộc chạy đua và đã thu hút sự chú ý rất lớn của giới truyền thông.
Thời gian sẽ trả lời xem liệu chiến dịch của Trump có thành công, nhưng ông đã rất thành công trong việc lên các hàng tít trên truyền thông. Bất chấp thái độ xấc xược và những tuyên bố còn nhiều tranh cãi (một số người còn cho là đáng ghét hay ngu ngốc), nhưng tỷ lệ người bỏ phiếu cho Trump không ngừng tăng lên.
Dù có điều gì xảy ra với chiến dịch tranh cử tổng thống của Trump, thì ông đã là người chiến thắng trong cuộc chiến thu hút sự quan tâm của công chúng. Dưới đây là một vài bài học tiếp thị từ Trump mà bất cứ thương hiệu hay chính trị gia nào cũng có thể học tập:
1. Biết khán giả của mình
Donald Trump không quan tâm bạn yêu hay ghét ông ta. Ông đang chơi với đám đông những người bỏ phiếu cho mình, những người tin tưởng thông điệp của ông và muốn ủng hộ ông. Có điều gì đó lôi cuốn những người bỏ phiếu cho ứng viên hàng đầu của Đảng Cộng hòa năm 2015 trong lời tuyên bố khó nghe của Trump: “Tôi không quan tâm các chuyên gia nghĩ gì”. Nhiều người bỏ phiếu cho ứng viên hàng đầu của Đảng Cộng hòa đang cảm thấy nản lòng và muốn quay lưng lại với Nhà Trắng. Trump đang nói lên những cảm xúc được nhiều người chia sẻ trong Đảng chính trị đó.
Tương tự như vậy, thương hiệu của bạn không cần phải lôi cuốn tất cả mọi người. hãy hiểu biết rõ thị trường mục tiêu của bạn và nói lên những mối bận tâm của họ theo cách thích hợp.
2. Biết thương hiệu của bạn
Dù bạn yêu hay ghét Donald Trump thì ông cũng biết rõ mình là ai. Trump biết rằng mọi người đang theo dõi mọi động thái trong chiến dịch đang được nhiều người New York biết đến. Hàng thập kỷ nay họ đã chứng kiến ông nổi tiếng với vai trò là người phát triển giới bất động sản New York, tác giả của những cuốn sách bán chạy nhất và người có thế lực trong giới kinh doanh các cuộc thi truyền hình thực tế như “The Apprentice.” Trump không hề thay đổi. Hiện giờ ông chỉ nói về chính trị thay vì các thương vụ kinh doanh mà thôi. Nhưng ông luôn táo bạo và mặt dày mày dạn, với quan điểm không nhân nhượng với những người khác.
Bài học: Thương hiệu của bạn cần phải đại diện cho điều gì đó. Nhiều người không phải là fan của Trump, nhưng kể cả những người phản đối sự ứng cử của ông cũng nhận thấy mình ngưỡng mộ một cách miễn cưỡng sự nhất quán trong thông điệp về thương hiệu của ông. Bạn thấy sao thì sẽ hiểu vậy.
3. Táo bạo
Trump đã nói rất nhiều điều thái quá trong suốt chiến dịch, từ những lời nhận xét có tính kích động về những người nhập cư Mê-hi-cô cho tới việc buộc tội John McCain là không phải là một “người hùng chiến tranh”, nhưng mọi sai lầm mới trên truyền thông dường như càng làm tăng lượng phiếu bầu cho ông. Lý do là: Những người ủng hộ trung thành nhất của Trump tôn trọng ông vì đã nói ra sự thật, ngay cả khi ông không nói theo cách lịch sự và nhã nhặn.
Hầu hết các ứng viên chính trị quá lịch sự và chú trọng đám đông đến nỗi không thể bộc lộ những cảm xúc và xúc cảm nhận thực sự của họ. Trump đứng trước mặt bạn hàng ngày với sự miêu tả không tô vẽ về cuộc sống như cách nhìn nhận của ông. Ông không ngại những người khác nghĩ gì về mình.
Bài học: Là một thương hiệu, hãy đừng ngại đứng về phía điều gì đó, ngay cả khi nó gây tranh cãi. Quá nhiều công ty tỏ ra ôn hòa một cách vô thưởng vô phạt trong nỗ lực thất bại để trở thành xu thế chủ đạo và hấp dẫn tất cả mọi người. Tốt hơn hãy trở nên đáng nhớ, ngay cả khi bạn mất đi một vài khách hàng “không hiểu điều này” chừng nào bạn còn hấp dẫn với thị trường thích hợp với những khách hàng yêu quý bạn nhất.
4. Tin cậy chính mình
Trump không đi theo những nhóm trọng điểm. Ngày nay tất cả các ứng viên đều thử nghiệm các thông điệp của họ, cố gắng tìm ra sự kết hợp đúng đắn của các từ ngữ và các vấn đề để hấp dẫn đúng phân khúc những người ủng hộ. Nhưng thường, rốt cuộc các ứng viên lại có vẻ quá chú trọng tới nhóm toàn thể. Mối liên kết thực sự với con người của các ứng viên bị mất phương hướng khi cố gắng hấp dẫn quá nhiều người. Trump có vẻ cộng hưởng với những người bỏ phiếu của Đảng Cộng hòa vì ông không diễn và không đánh bóng, ông không ngại nói ra sự thật. Trong suốt chiến dịch, ông dường như chỉ thực sự nói về bất cứ điều gì bức thiết nhất xuất hiện trong tâm trí ông lúc đó.
Với sản phẩm của bạn cũng vậy. Thật tốt khi thực hiện một số nghiên cứu thị trường để tìm ra xem liệu sản phẩm mới có khả thi không, nhưng đáng tin cậy nhất vẫn là việc bạn có một ý tưởng hay. Nếu bạn cảm thấy như thế, hãy tin rằng những người khác cũng sẽ cảm thấy như vậy. Có quá nhiều ý tưởng hay đã trở nên phức tạp và loãng khi có “lắm thầy”. Nếu bạn cố gắng khiến sản phẩm của mình trở nên hấp dẫn với tất cả mọi người, thì rốt cuộc, bạn sẽ chẳng hấp dẫn được ai cả.
5. Không có những lời xin lỗi
Trump không giống với những ứng viên tranh cử tổng thống mà chúng ta thấy trong những năm gần đây. Ông có vẻ không có ý niệm gì về sự hối tiếc hay xấu hổ. Ông nói những điều mình thích, ông thấy sao thì nói vậy, phớt lờ những lời chỉ trích. Trump có bao giờ xin lỗi về bất cứ điều gì không? Có vẻ như ông không có khả năng thừa nhận sai lầm hoặc thừa nhận là mình sai.
Điều này đã dấy lên một câu hỏi thú vị cho thương hiệu của bạn: khi nào bạn nên xin lỗi? Hoặc bạn chỉ cần hoàn trả tiền và tiếp tục tiến lên với suy nghĩ rằng: “Ồ, họ không phải kiểu khách hàng phù hợp với chúng tôi”. Nếu ai đó tức giận hoặc hiểu lầm điều gì đó công ty bạn đăng tải trên mạng Twitter, bạn có nên xin lỗi không? Bạn nên phớt lờ các lời chỉ trích hay cố học hỏi từ chúng?
Thật khó mà biết khi nào nên vẽ ra đường ranh giới. Nếu bạn xin lỗi quá thường xuyên, bạn sẽ thấy mình quan tâm quá nhiều tới những khách hàng thực sự không hiểu giá trị của những thứ công ty bạn đem lại. Những nếu bạn không xin lỗi khi lời xin lỗi thực sự là một lời đảm bảo, thì bạn có thể hủy hoại thương hiệu của mình. Bạn phải khéo léo giữa việc duy trì danh tiếng thương hiệu và làm điều đúng. Đừng dành toàn bộ năng lượng vào việc cố gắng làm vừa lòng khách hàng tồi.
Trump hiện thân cho cách kinh doanh táo bạo, không khoan nhượng. Ông không hạ mình nói lời xin lỗi. Ông tiếp tục tiến lên phía trước và tiếp cận thương vụ kế tiếp. Có điều gì đó mới mẻ trong cách làm này, nhưng không phải mọi thương hiệu đều có thể làm được.
Dù bạn có bỏ phiếu cho Trump hay không, thì không thể phủ nhận rằng ông là một nhân vật thú vị trong giới chính trị và kinh doanh Mỹ. Bạn không phải trở thành giống như Trump thì mới học cách ông tiếp thị bản thân và xây dựng thương hiệu của ông.
Tin Tức Giải Trí |
Chính sách Kinh Tế |
Khoa học Công Nghệ |
Chính Sách – Quản Lý |
Khám Phá Thế Giới |
BUSINESS – CỔNG THÔNG TIN VỀ VẤN ĐỀ KINH DOANH , THƯƠNG MẠI, KHỞI NGHIỆP MỚI NHẤT, GƯƠNG MẶT DOANH NHÂN VÀ NHỮNG BÀI HỌC TRONG THỰC TIỄN QUẢN TRỊ CỦA DOANH NHÂN
BUSINESS BY THIENMY.COM – THÔNG TIN KINH DOANH – KHỞI NGHIỆP – MARKETING – DOANH NHÂN